Bộ môn Tài chính

 05/12/2018  1122

Danh sách giảng viên trong bộ môn Tài chính:

1. TS.Nguyễn Thu Nga - Trưởng khoa

2. TS.Vũ Thị Hậu 

3. TS. Trần Thị Thùy Linh - Phó Trưởng bộ môn

4.Ths. Bùi Thị Ngân

5.TS. Kiều Thị Khánh

6.Ths. Trần Thanh Hải

7. Ths. Nguyễn Hà Thương

8.Ths. Nguyễn Thị Thúy Linh

9.Ths. Nguyễn Thị Phương Thảo

10.TS.Nguyễn Thị Thành Vinh

11. TS. Nguyễn Việt Dũng - Kiêm nhiệm

12.Ths. Lê Thị Thu Phương - Kiêm nhiệm

13.Ths. Phạm Thanh Hà - Kiêm nhiệm

Các môn học do bộ môn Tài chính đảm nhiệm:

STT

MÔN HỌC

MỤC ĐÍCH MÔN HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH

1

Nguyên lý bảo hiểm

Học phần nguyên lý bảo hiểm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như : Khái niệm, đặc điểm, vai trò, các loại hình bảo hiểm, các nguyên tắc bảo hiểm, phân biệt giữa bảo hiểm kinh doanh với các loại hình bảo hiểm khác; nội dung, trình tự xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm; khái niệm, đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm và một số nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu; cơ sở kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm; đặc điểm, vai trò của thị trường bảo hiểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm, cách thức phân phối sản phẩm bảo hiểm đến với người tiêu dùng.

1. Võ Thị Pha, Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, NXB Tài chính, Hà Nội, 2010

2. Nguyễn Văn Định, Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2009

3. Nguyễn Văn Định, Giáo trình Bảo Hiểm, NXB Trường  Đại Học Kinh tế Quốc  Dân, Hà Nội, 2010

 

1.TS Nguyễn Việt Dũng

2. TS Nguyễn Thu Nga

3. Th.s Lê Thị Thu Phương

4. Ths. Nguyễn Thị  Phương Thảo

5.Ths. Nguyễn Hà Thương

6.Ths. Trần Thanh Hải

2

Phân tích và đầu tư chứng khoán

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phân tích chứng khoán. Qua đó, có thể xác định mức sinh lời, rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, môn học cũng cung cấp những công cụ trong việc phân tích để định giá chứng khoán cũng như xác định thời điểm mua bán hợp lý thông qua việc cung cấp các đường chỉ báo trong phân tích kỹ thuật..

Tạo nhiều cơ hội nghể nghiệp cho sinh viên khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ở các NHTM hay các tổ chức tài chính phi ngân hàng như : các qũy đầu tư, các công ty tài chính, các công ty đầu tư chứng khoán

 

1. Nguyễn Thị Minh Huệ, Phân tích và đầu tư chứng khoán, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2019.

2. Bùi Kim Yến, Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính, 2013

 

TS. Nguyễn Việt Dũng

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Trần Thị Thùy Linh

Ths. Trần Thanh Hải

TS. Hoàng Hà

3

Quản lý danh mục đầu tư

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức về quản lý danh mục đầu tư như: lợi nhuận rủi ro của danh mục đầu tư, mô hình Markowitz, các mô hình định giá tài sản, lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH), các phương pháp xây dựng và quản lý danh mục đầu tư, giúp sinh viên có khả năng vận dụng vào thực tiễn công tác trong lĩnh vực kinh tế và quản lý. Đồng thời, học phần trang bị kỹ năng nghề nghiệp (chuyên môn) và kỹ năng mềm, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm giúp sinh viên rèn luyện các phẩm chất đạo đức và ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực học tập nâng cao nhận thức về lĩnh vực quản lý danh mục đầu tư góp phần hình thành tư duy độc lập, khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế và quản lý, hướng dẫn việc ứng dụng tin học để giải quyết những bài toán cụ thể trong quản lý danh mục đầu tư

1.Frank K.Reilly / Keith C.Brown,  Investment Analysis and Portfolio Management, South_Western Cengage Learning, 2011

2.Nguyễn Thành Long, Giáo trình Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, NXB Văn hóa thông tin, 2010.

3.Hoàng Văn Quỳnh, Cao Minh Tiến, Giáo trình Quản lý danh mục đầu tư, NXB Tài chính, 2017.

 

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Trần Thị Thùy Linh

Ths. Lê Thị Thu Phương

4

Quản lý quỹ đầu tư

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và toàn diện về Quỹ đầu tư. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể nắm được các vấn đề lý luận cơ bản về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ, hiểu được các nguyên tắc tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Trên cơ sở đó sinh viên có thể phân tích được các chiến lược phân bổ tài sản và đầu tư của quỹ. Ngoài ra, học phần này cũng cung cấp khả năng vận dụng kiến thức đã học để đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư cũng như quản lý rủi ro cho danh mục đầu tư của quỹ trong thực tế.

 

1.Frank K. Reiily và Keith C. Brown, Investment Analyses and Portfolio Management, PreMediaGlobal, 2012

 

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Trần Thị Thùy Linh

Ths. Lê Thị Thu Phương

5

Quản trị rủi ro tài chính

Học phần Quản trị rủi ro tài chính trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm trong lĩnh vực rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính như: nhận dạng các loại rủi ro tài chính, các công cụ quản trị rủi ro tài chính (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn), quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro tỷ giá… từ đó giúp người học có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống/công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

 

1.Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, 2012

TS. Vũ Thị Hậu

TS. Trần Thị Thùy Linh

TS. Kiều Thị Khánh

6

Tài chính công

Học phần Tài chính công nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn cũng như các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực Tài chính công. Học phần cũng trang bị những công cụ giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về chính sách công, tổ chức hệ thống NSNN, quản lý thu chi NSNN, thực hiện cân đối NSNN, đề cập tới các nội dung về tín dụng NSNN và quản lý các quỹ Tài chính công ngoài NSNN. Ngoài ra, học phần này cũng sẽ cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết khi tiếp cận với khu vực công cho người học.

 

1.Nguyễn Việt Dũng, Hoàng Thị Thu, Giáo trình tài chính công, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, 2020

 

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Nguyễn Việt Dũng

TS. Vũ Thị Hậu

Ths. Nguyễn Hà Thương

7

Tài chính doanh nghiệp căn bản

Học phần Tài chính doanh nghiệp căn bản nhằm giới thiệu cho sinh viên những vấn đề cơ bản về tổ chức tài chính doanh nghiệp. Nội dung nghiên cứu bao gồm: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp, vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn vốn trong doanh nghiệp, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các hệ số tài chính doanh nghiệp cơ bản và giá trị thời gian của tiền.

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản để quản lý tài chính trong doanh nghiệp, biết lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, biết cách kiểm soát thường xuyên và lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.

 

1. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Nguyễn Việt Dũng

TS. Vũ Thị Hậu

TS. Trần Thị Thùy Linh

TS. Hoàng Hà

Ths. Phạm Thanh Hà

Ths. Lê Thị Thu Phương

Ths. Bùi Thị Ngân

TS. Kiều Thị Khánh

Ths.Nguyễn Thị Thúy Linh

Ths. Trần Thanh Hải

Ths. Nguyễn Thị  Phương Thảo

Ths. Nguyễn Hà Thương

TS. Nguyễn Thị Thành Vinh

 

8

Tài chính doanh nghiệp

Học phần Tài chính doanh nghiệp nhằm giới thiệu cho sinh viên những vấn đề cơ bản về tổ chức tài chính doanh nghiệp. Nội dung nghiên cứu bao gồm: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp, vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn vốn trong doanh nghiệp, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các hệ số tài chính doanh nghiệp cơ bản và giá trị thời gian của tiền.

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản để quản lý tài chính trong doanh nghiệp, biết lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, biết cách kiểm soát thường xuyên và lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.

 

1.Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (2010), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.

2. Trần Đình Tuấn (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Thái Nguyên.        

3. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Nguyễn Việt Dũng

TS. Vũ Thị Hậu

TS. Trần Thị Thùy Linh

TS. Hoàng Hà

Ths. Phạm Thanh Hà

Ths. Lê Thị Thu Phương

Ths. Bùi Thị Ngân

TS. Kiều Thị Khánh

Ths.Nguyễn Thị Thúy Linh

Ths. Trần Thanh Hải

Ths. Nguyễn Thị  Phương Thảo

Ths. Nguyễn Hà Thương

TS. Nguyễn Thị Thành Vinh

 

9

Tài chính quốc tế

Môn học Tài chính quốc tế trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tài chính quốc tế và nắm vững các nghiệp vụ (ở giác độ phương pháp luận) để xử lý các vấn đề phát sinh gắn liền với hoạt động tài chính quốc tế. Người học có khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và vận dụng sáng tạo các chính sách, chế độ về tài chính − tiền tệ vào đời sống thực tiễn, hoạt động kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp. Học phần cũng sẽ giúp cho người học có thái độ và quan điểm khoa học đúng đắn về lĩnh vực tài chính quốc tế, nhận thức và nắm vững các chính sách tài chính đối ngoại, chế độ về tài chính, tỷ giá hối đoái, có kỹ năng nhất định để giải quyết những vấn đề sát hợp với thực tiễn. Ngoài ra, học phần còn giúp cho người học nắm được những kiến thức cơ bản về hệ thống tài chính quốc tế nói chung, từ đó có khả năng tự nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và vận dụng sáng tạo các chính sách, chế độ, thông lệ tài chính quốc tế trong thực tiễn đời sống xã hội. Đồng thời giúp người học nâng cao năng lực tư vấn, quản lý về lĩnh vực tài chính quốc tế

 

1.Hoàng Thị Thu, Giáo trình Tài chính quốc tế, Hà Nội, 2013.

 

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Trần Thị Thùy Linh

Ths. Bùi Thị Ngân

Ths. Nguyễn Thị  Phương Thảo

TS. Kiều Thị Khánh

10

Tài chính tiền tệ

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính - tiền tệ trong nền kinh tế thị trường như: tổng quan về tiền tệ, tổng quan về tài chính, tài chính công, tài chính doanh nghiệp, tín dụng, bảo hiểm, tài chính quốc tế, từ đó giúp sinh viên có khả năng vận dụng vào thực tiễn công tác trong lĩnh vực kinh tế và quản lý. Đồng thời, học phần Tài chính tiền tệ trang bị kỹ năng nghề nghiệp (chuyên môn), kỹ năng mềm, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm giúp sinh viên rèn luyện các phẩm chất đạo đức và ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực học tập nâng cao nhận thức về lĩnh vực tài chính tiền tệ/ngân hàng góp phần hình thành tư duy độc lập, khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế và quản lý

1.Vũ Thị Hậu & Vũ Thị Loan, Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, (2016).

 

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Vũ Thị Hậu

TS. Nguyễn Việt Dũng

TS. Trần Thị Thùy Linh

TS. Nguyễn Thị Thành Vinh

Ths. Nguyễn Thị  Phương Thảo

Ths. Nguyễn Hà Thương

TS. Hoàng Hà

Ths. Phạm Thanh Hà

Ths. Lê Thị Thu Phương

Ths. Bùi Thị Ngân

TS. Kiều Thị Khánh

Ths.Nguyễn Thị Thúy Linh

Ths. Trần Thanh Hải

 

11

Tài trợ dự án

Học phần nhằm phát triển khả năng của người học trong việc tổng hợp phân tích đánh giá để lựa chọn phương thức tài trợ phù hợp cho các phương án/dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả. Học phần này đề cập đầy đủ kiến thức tổng quát về hoạt động đầu tư, dự án đầu tư, các nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư; các phương thức tài trợ dự án và hoạt động chuẩn bị kế hoạch tài trợ dự án. Bên cạnh đó, học phần cung cấp những kỹ năng làm việc trên Excel hỗ trợ công tác lập dự án và tài trợ dự án cho người học.

 

1.Tô Ngọc Hưng, Tài trợ dự án, NXB Dân Trí, 2014.

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Trần Thị Thùy Linh

Ths. Lê Thị Thu Phương

Ths.Nguyễn Thị Thúy Linh

Ths. Trần Thanh Hải

TS. Kiều Thị Khánh

12

Thực hành tài chính doanh nghiệp

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế về tài chính doanh nghiệp. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể nắm được mô hình tổ chức Phòng Tài chính - Kế toán trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua bộ dữ liệu thực hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp giúp sinh viên gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Từ đó giúp hình thành kỹ năng lập kế hoạch, lựa chọn công cụ, phương pháp phân tích; tổng hợp, viết báo cáo phân tích, đánh giá...tình hình tài chính và quản trị tài chính doanh nghiệp trong thực tế

 

1. Bùi Văn Vần,  Vũ Văn Ninh, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2013

 

TS. Nguyễn Việt Dũng

TS. Nguyễn Thu Nga

Ths. Lê Thị Thu Phương

Ths. Bùi Thị Ngân

TS. Kiều Thị Khánh

TS. Nguyễn Thị Thành Vinh

13

Thuế

Học phần giúp sinh viên nắm được kiến thức cốt lõi của môn học để phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề phức tạp liên quan đến môn học. Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về thuế trong nền kinh tế thị trường. Hiểu biết về nội dung cơ bản của các loại thuế hiện hành như thuế GTGT, TTĐB, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế sử dụng đất nông nhiệp,…. Giúp sinh viên nắm được mối liên hệ của môn học với các ngành nghề khác để Hiểu và tiếp tục học tập. Đồng thời giúp sinh viên nhận biết sự thay đổi của xã hội, đặc biệt là xu hướng phát triển liên quan đến môn học.

1. Nguyễn Thị Liên và  Nguyễn Văn Hiệu (Tái bản, có sửa chữa và bổ sung 2012), Giáo trình nghiệp vụ Thuế, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.

2.Lê Xuân trường, Vương Thị Thu Hiền, Câu hỏi và bài tập môn Thuế, Nhà xuất bản Tài chính

 

TS. Nguyễn Thu Nga

Ths.Bùi Thị Ngân

TS.Kiều Thị Khánh

Ths.Phạm Thanh Hà

ThS. Trần Thanh Hải

14

Thẩm định tài chính dự án

Học phần giúp người học có những kiến thức cơ bản về thẩm định tài chính DA như: Xác định tổng dự toán vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các phương thức tài trợ dài hạn; Xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xác định dòng tiền của dự án; Dự tính lãi suất chiết khấu; Xác định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính DA; Đánh giá rủi ro trong dự án. Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu nhằm giúp các nhà đầu tư có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn trong doanh nghiệp

 

1.Lưu Thị Hương (2010), Giáo trình Thẩm định tài chính dự án, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Trần Thị Thùy Linh

Ths. Lê Thị Thu Phương

TS. Kiều Thị Khánh

Ths.Nguyễn Thị Thúy Linh

Ths. Trần Thanh Hải

TS. Nguyễn Thị Thành Vinh

Ths. Phạm Thanh Hà

15

Tài chính doanh nghiệp chuyên ngành

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về tài chính doanh  nghiệp, các bộ phận cấu thành chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp; những vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, đầu tư dài hạn cũng như nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp. Môn học còn cung cấp các kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp, dự báo nhu cầu vốn kinh doanh và kế hoạch hóa tài chính trong doanh nghiệp.

1.Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2013

 

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Nguyễn Việt Dũng

TS. Trần Thị Thùy Linh

Ths. Phạm Thanh Hà

Ths. Lê Thị Thu Phương

Ths. Bùi Thị Ngân

TS. Kiều Thị Khánh

Ths.Nguyễn Thị Thúy Linh

Ths. Trần Thanh Hải

 

16

Thị trường chứng khoán

Học phần cung cấp cho người học nắm được những kiến thức chung nhất về thị trường chứng khoán: lịch sử hình thành, khái niệm, phân loại,chức năng, nguyên tắc hoạt động, những tác động tích cực và tiêu cực của thị trường chứng khoán; Những vấn đề cơ bản về hàng hóa trên thị trường chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán phái sinh; Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán: Chủ thể phát hành, nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán và các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán; Hiểu biết về các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường; Các phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp; Cách thức giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung và thị chứng khoán phi tập trung; Cũng như cách thức quản lý của nhà nước trên thị trường chứng khoán. Giúp sinh viên có khẳ năng hiểu được những giao dịch diễn ra trên thị trường chứng khoán và phân tích được những biến động diễn ra trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, học phần này cũng cung cấp khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề về chứng khoán trên thực tế như thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán

 

1. Hoàng Thị Thu  (2016), Giáo trình  Thị trường chứng khoán,  NXB Đại học Thái Nguyên.

2. Lê Hoàng Nga (2011), Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, Hà Nội

 

TS. Nguyễn Việt Dũng

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Trần Thị Thùy Linh

Ths. Trần Thanh Hải

TS. Hoàng Hà

17

Tài chính công ty đa quốc gia

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến hoạt động tài chính của một công ty đa quốc gia. Sinh viên cần hiểu được mức độ phức tạp, những rủi ro, cơ hội và thách thức đối với hoạt động tài chính của một công ty đa quốc gia; đồng thời biết vận dụng những kiến thức đó để quản trị tài chính của công ty đa quốc gia.

1.Phan Duy Minh, Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, NXB Tài chính, 2010

2. Nguyễn Văn Thanh, Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, NXB Tài chính, 2003

3.Jeff Madura, Quản trị tài chính công ty đa quốc gia (biên dịch: Nguyễn Xuân Quang, Khoa Tài chính, Học viện tài chính), 2010

 

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Hoàng Hà

Ths. Lê Thị Thu Phương

Ths. Bùi Thị Ngân

TS. Kiều Thị Khánh

18

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về phân tích tài chính doanh nghiệp. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể nắm được các phương pháp cơ bản được sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp. Qua đó, giúp sinh viên có khả năng phân tích, đánh giá đúng đắn các chính sách tài chính, về tình hình sử dụng vốn, về tiềm lực tài chính của doanh nghiệp và các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Ngoài ra, học phần này cũng cung cấp khả năng vận dụng các kiến thức đã học để dự báo các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai và định giá doanh nghiệp.

1.Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.

TS. Nguyễn Thu Nga

TS. Vũ Thị Hậu

Ths. Lê Thị Thu Phương

Ths. Bùi Thị Ngân

TS. Kiều Thị Khánh

Ths. Nguyễn Thị  Phương Thảo

Ths.Nguyễn Thị Thúy Linh

Ths. Trần Thanh Hải

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN