Chuyên ngành đào tạo
01/04/2021CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
Chuyên ngành đào tạo |
Mã ngành |
Tổ hợp xét tuyển |
Tài chính ngân hàng |
7340201 |
A00: Toán, Vật lý, Hóa học A01: Toán, Vật lý, Tiếng anh C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng anh |
Tài chính doanh nghiệp |
||
Ngân hàng |
||
Tài chính chất lượng cao |
7340201 - CLC |
Thời gian đào tạo: 4 năm- Trình độ đào tạo: Cử nhân
1. Chuyên ngành Tài chính ngân hàng
Mục tiêu: Cử nhân Tài chính-Ngân hàng được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về hoạt động của các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng, hoạt động của thị trường chứng khoán, hoạt động tài chính khu vực Nhà nước, hoạt động tài chính quốc tế và tài chính của các doanh nghiệp; nắm vững kiến thức về cấu trúc, cơ chế vận hành và quản lý của hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường; có khả năng nghiên cứu, phân tích và đánh giá, đề xuất chính sách về hoạt động và sự phát triển của hệ thống tài chính, góp phần vào sự ổn định và phát triển nền kinh tế.
Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng bạn có thể làm việc được ở hầu hết các ngân hàng, quỹ tín dụng và công ty, tập đoàn tài chính, các bộ ngành tương ứng,... với một số vị trí hấp dẫn như: Chuyên viên phụ trách tài chính, kinh doanh tiền tệ, phân tích tài chính doanh nghiệp tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, tập đoàn tài chính, các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ, cơ quan đơn vị trường học và bệnh viện.
2. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Mục tiêu: Đào tạo cử nhân kiến thức cơ bản về Tài chính doanh nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, có khả năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn, tổ chức hệ thống kiểm soát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp; nắm được các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá, chứng khoán; am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh - thương mại, chính sách thuế…
Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn về tài chính doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng, kế toán, kiểm toán và các công việc về dịch vụ tài chính tại các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các công ty chứng khoán, ngân hàng, tổ chức tài chính - tín dụng khác.
3. Chuyên ngành Ngân hàng
Mục tiêu: Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu về tài chính - tiền tệ, ngân hàng, các kiến thức về quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản của ngân hàng; nắm chắc các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ phát hành tiền và điều hành chính sách tiền tệ, quy trình thẩm định hạn mức tín dụng, nghiệp vụ quản lý ngoại hối, quy trình hạch toán kế toán của ngân hàng; am hiểu các quy định của Nhà nước về hoạt động ngân hàng. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường chứng khoán.
Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như: kế toán ngân hàng, tín dụng ngân hàng; các công việc về dịch vụ tài chính tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
+ HỌC BỔNG DÀNH CHO TÂN SINH VIÊN K21 TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
+ HƯỚNG DẪN NỘP LỆ PHÍ VÀ LỊCH THỰC HIỆN THANH TOÁN XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC 2024
+ THÍ SINH ĐĂNG KÝ, ĐIỀU CHỈNH NGUYỆN VỌNG XÉT TUYỂN
+ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CÔNG BỐ “ĐIỂM SÀN” THEO PHƯƠNG THỨC XÉT ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024